CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI CÔNG TY TNHH TM-SX TRẠI VIỆT |
Hỗ trợ Sơ đồ website Tiếng Việt     English
Nguyên liệu TĂCN
SẢN PHẨM TIÊU BIỂU
PROLECHON
 
BIOLIQUID 3000MR
 
BIOAQUA P MR
 
BỘT HUYẾT TƯƠNG
 
PEGABIND
 
COXYNIL
 
RESPOWELL
 
KHÁCH HÀNG - ĐỐI TÁC
Chi tiết tin tức
Khó bình ổn giá thức ăn thủy sản
 Thức ăn chăn nuôi chiếm 60 - 80% chi phí sản xuất trong chăn nuôi thủy sản nên mặt hàng này cũng đã được đưa vào diện bình ổn giá. Tuy nhiên, chính sách này hiện nay được cho là khó thực hiện.

 
Quá nhiều phí trung gian

Theo ông Nguyễn Việt Thắng - Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, cả nước hiện có 130 nhà máy chế biến thức ăn thủy sản (TATS), sản xuất khoảng 3,77 triệu tấn/năm, đáp ứng được 85% so với nhu cầu của người chăn nuôi.

Tuy nhiên, thị trường rộng lớn này chủ yếu nằm trong tay các doanh nghiệp (DN) nước ngoài như Uni Fresident, Grobest (Đài Loan), C.P (Thái Lan), Tomboy (Pháp), Cargill (Mỹ)… với 80% thị phần thức ăn cho cá, 100% thị phần thức ăn cho tôm.

Các DN trong nước với thị phần không đáng kể như Việt Thắng, Vĩnh Hoàn, Hùng Vương... tồn tại được là nhờ có chu trình khép kín từ thức ăn - con giống - tiêu thụ sản phẩm chứ không nhờ phân phối ra thị trường. Theo ông Thắng, DN nào chiếm thị phần càng lớn trên thị trường thì càng dễ thống lĩnh, chi phối về giá.

Giải thích việc giá TATS liên tục tăng trong thời gian qua, ông Lưu Hải Hoa -Giám đốc phụ trách kinh doanh TATS Công ty TNHH Uni - President Vietnam cho rằng, hầu hết các DN sản xuất, chế biến TATS tại Việt Nam phải nhập khẩu đến 90% nguyên liệu từ nước ngoài. Trong khi đó, tỷ giá USD - VND liên tục tăng mạnh, các chi phí vận tải, lưu kho, nạn mãi lộ, chi phí cho các thủ tục hành chính… cũng tăng đẩy giá thành sản phẩm lên cao.

Theo ông Hoa, dù giá một số nguyên liệu như ngô, khô dầu đậu tương… trên thế giới hiện nay hiện nay đã giảm nhiệt, nhưng giá sản phẩm TATS trong nước vẫn chưa giảm theo là do DN vẫn đang dùng nguyên liệu nhập từ thời điểm giá cao của mấy tháng trước. "2011 là năm cực kỳ khó khăn cho cả người chăn nuôi và DN sản xuất, chế biến thức ăn do tôm chết nhiều, lượng thức ăn bán ra thị trường giảm đến 30% buộc DN phải đẩy giá lên để bù lỗ" - ông Hoa phân trần.

Việc giá TATS luôn ở mức cao còn được giải thích là do mạng lưới phân phối sản phẩm rườm rà, chiết xuất hoa hồng cho các đại lý quá cao, từ 3.200 - 6.500 đồng/kg. Một số DN nhỏ, kém chất lượng còn chi hoa hồng cho đại lý tới 30% tạo ra môi trường cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN.

"Mới đây, DN còn phải chịu thêm nhiều chi phí cho việc kiểm tra các chất như manamilk, NRT… trong sản phẩm TACN khiến giá tăng thêm 230 đồng/kg” - ông Nguyễn Hữu Lợi - Chủ tịch HĐQT Công ty Vic bức xúc.

Khó bình ổn giá thức ăn thủy sản, Thị trường - Tiêu dùng, thuc an chan nuoi, binh on gia, thuy san, kinh te, doanh nghiep, bao

Giá thức ăn chăn nuôi thủy sản hiện nay rất cao nên nông dân ít có lãi.

Cần đưa 100% doanh nghiệp vào diện bình ổn

Theo ông Phạm Anh Tuấn - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, mặc dù thức ăn cho cá tra, cá basa và thức ăn dạng viên cho tôm sú đã được đưa vào diện bình ổn giá nhưng chính sách này hiện chưa phát huy hiệu quả. Theo đó, chỉ có 10/130 nhà máy chịu trách nhiệm bình ổn giá thì không thể điều phối được giá cả cho cả thị trường.

Hơn nữa, các nhà máy tham gia bình ổn chỉ được tăng giá mỗi lần không quá 4% giá trị sản phẩm nhưng do giá nguyên liệu tăng cao, tỷ giá USD và lãi suất ngân hàng cao… bắt buộc các DN tăng giá cao hơn nhiều so với mức quy định.

Từ đầu năm đến nay, giá TATS tăng 6 - 7 lần, mỗi lần từ 200 - 300 đồng/kg khiến chi phí sản xuất trong nuôi trồng thủy sản lên cao, người nuôi không có lãi dẫn tới việc treo ao.

Ông Nguyễn Việt Thắng - Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam

Theo ông Tuấn, để chính sách này phát huy hiệu quả, cần đưa tất cả các nhà máy sản xuất thức ăn vào diện bình ổn giá. Nhà nước cần coi đây là mặt hàng thiết yếu an ninh thực phẩm để được hưởng quyền lợi ưu tiên như lương thực và phân bón.

"Uni - President Vietnam có hệ thống thu mua nguyên liệu trên toàn cầu, có thể mua được giá nguyên liệu với mức thấp nhất nên sẽ dễ dàng giảm giá thành sản phẩm khi nhà nước có chế tài ổn định tỷ giá chặt chẽ hơn" - ông Nguyễn Hữu Lợi phân tích.

Trong khi đó, ông Hồ Xuân Thọ - Trợ lý Phó Tổng Giám đốc Công ty C.P Vietnam cho rằng, trong khi chờ đợi các DN giảm giá thức ăn, người chăn nuôi nên tự áp dụng các giải pháp thiết thực như liên kết trực tiếp với DN sản xuất thức ăn để giảm các chi phí trung gian. Ngoài ra, các biện pháp kỹ thuật như sử dụng máy cho ăn tự động cũng sẽ giúp người chăn nuôi giảm 10% chi phí chăn nuôi do giảm hao hụt thức ăn.

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, Việt Nam nên đầu tư vùng nguyên liệu trong nước để giảm thiểu việc phụ thuộc vào thế giới trong lĩnh vực nguyên liệu cho thức ăn chăn nuôi. Đồng thời, tổ chức lại phân chia lợi nhuận, chiết khấu giữa các khâu trong chuỗi sản xuất, phân phối TATS, đảm bảo lợi ích của người nông dân.

Theo Thuận Hải (Dân Việt)
(Nguồn hcm.24h.com.vn)

Tin tức khác
Việt Nam, bãi 'phế thải' thực phẩm bẩn Trung Quốc
Câu chuyện hàng Trung Quốc độc hại tràn ngập thị trường Việt Nam đã không còn là chuyện mới. Tuy nhiên càng ngày mức độ càng trầm trọng hơn, báo động hơn. Nhiều chuyên gia cho rằng thực chất đây là cái bẫy của thương mại tự do khiến chúng ta dễ trở thành bãi phế thải các loại hàng hóa phẩm chất xấu của Trung Quốc. ›› Chi tiết
 
Lao đao vì tăng giá, chết mòn theo gạo thịt nhiễm độc
Người tiêu dùng đang trong cơn bí bách khi giá cả các mặt hàng thiết yếu điện, gas, xăng tăng giá còn thực phẩm ngày càng mất an toàn. ›› Chi tiết
 
Phát hiện thịt bò 'cao su' ở Sài Gòn
Khi đưa vào miệng nhai mới phát hiện thịt dai, những sợi thịt có thể kéo dài như dây thun. Chồng chị Hiền dùng lửa kiểm tra, miếng thịt bắt lửa nhanh chóng và có mùi khét... ›› Chi tiết
 
Thực phẩm bẩn độc, ung thư Việt Nam lọt Top 20
(ĐVO)- Chưa khi nào sự an toàn về bữa cơm của người dân có mức thu nhập nghèo và trung bình bị thả nổi như hiện nay, còn những người có thu nhập cao, các đại gia đã tìm ra “lối thoát” riêng của họ... ›› Chi tiết
 
Bắp luộc vỉa hè, người bán không dám ăn
(VTC News) – Trực tiếp sử dụng các hóa chất để luộc bắp bán cho người tiêu dùng nhưng ngược lại, người luộc bắp lại không dám dùng bắp mình luộc đi bán để ăn mà phải luộc riêng mới ăn được. ›› Chi tiết
 
Kinh doanh
Liên hệ
VIDEO CLIP
 
SỰ KIỆN TIÊU BIỂU
VIETFARM THAM DỰ TRIỂN LÃM TẠI MYANMAR
Hình ảnh Vietfarm tham dự hội trợ triển lãm tại Myanmar năm 2012, đây là sự kiện nhằm quảng bá thuơng hiệu và giới...
VIETFARM tham gia Hội chợ Triển lãm Quốc tế thủy sản Việt Nam 2012 (Vietfish 2012)
Cùng với sự phát triển lớn mạnh của ngành Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong những năm qua, hàng năm...
THỐNG KÊ
Đang online 4
Lượt truy cập 731703
 
Bản quyền website thuộc về CÔNG TY TNHH TM-SX TRẠI VIỆT © 2013 - Designed by Pmvietnam